Những vật cứu cánh cần có cho xe ô tô địa hình khi offroad

Để đi off-road mà chỉ trang bị có chiếc xe ô tô địa hình không thôi thì người chơi vẫn chưa đủ khả năng tham gia bộ môn này. Trong một chuyến off-road, chắc chắn sẽ không thoát khỏi những trường hợp như xẹp lốp, nước tràn vào động cơ, hay va chạm vào cây cối, thậm chí là đá,… 

Bất cứ tình huống xấu nào xảy ra đều làm cho người chơi và cả nhóm thiệt hại về thời gian để khắc phục sự cố, hoặc xấu hơn là phải hủy cả chuyến đi. Ngoài những trang bị bắt buộc phải có như tời, khóa vi sai, hay ống thở thì những vật dụng cụ cứu hộ cũng hết sức quan trọng cho một chuyến off-road, đó là:

Ma ní, găng tay và dây cáp mềm

Khi không may chiếc xe của bạn mắc vào vũng lầy, thì 3 vật dụng này kết hợp cùng với tời sẽ cứu chiếc xe ô tô địa hình của bạn một cách nhanh nhất. Công dụng của 3 vật dụng này là:

  • Ma ní (Shackle) hay còn gọi là móng ngựa là vật dụng dùng để nối ghép giữa dây cáp hoặc xích với tời, giúp việc kéo chiếc xe diễn ra một cách dễ dàng. Đặc biệt với các loại ma ní chất lượng cao có thể được dùng để nối giữa hai mắt xích.
  • Dây cáp mềm: Dùng làm điểm tựa để móc tời. Quấn dây cáp mềm quanh một tảng đá, gốc cây to hoặc nhiều cây nhỏ nếu không có cây to để làm một điểm neo đủ chắc để móc dây tời kéo xe lên. Trước khi móc vào cây phải khảo sát tình trạng của cây để chắc chắn cây không bị mục.
  • Găng tay: Sau khoảng thời gian không sử dụng, dây cáp tời sẽ rất dễ rỉ set, để đảm bảo an toàn cho bản thân bạn nên đeo găng tay bảo hộ khi sử dụng công cụ này.

Ma ní

Lưu ý: 

+ Để đảm bảo an toàn, tốt nhất bạn nên nắm rõ trọng lượng của chiếc xe cùng với tất cả đồ đạc có trên xe là bao nhiêu để lựa chọn ma ní và dây cáp mềm cho phù hợp. Thường thì xe bị mắc lầy trọng lượng sẽ tăng lên 1,5 lần so với bình thường. Do đó bạn nên chọn loại ma ní, dây cáp và tời phải đủ sức để kéo được chiếc xe lên.

+ Sẽ rất nguy hiểm nếu không may ma ní gãy hay dây cáp bị đứt, ngoài mất đi chiếc xe bạn còn có thể mất cả tính mạng nữa đấy! Do đó, hãy lựa chọn hai vật dụng này một cách cẩn thận và đừng tiếc tiền khi mua hàng chất lượng để tránh những tình huống đáng tiếc.

Pa lăng và đội thước HiLift:

Khi phải kéo liên tục các loại tời điện sẽ rất dễ bị nóng, để đảm bảo an toàn rờ le cảm biến sẽ ngắt dòng điện cho tới khi mô tơ nguội đến khi máy nguội trở lại. Để khắc phục nhược điểm này và giúp rút ngắn thời gian cứu hộ cũng như tăng tuổi thọ tời, ta có thể trang bị 2 dụng cụ sau đây:

  • Pa lăng chuyển hướng (snatch lock) vì một số lý do sau: 

– Pa lăng là dụng cụ dùng để kéo các vật, bao gồm dây (cáp hoặc xích) vắt qua các puli như 1 chiếc ròng rọc giúp việc nâng hạ các vật nặng một cách đơn giản và nhẹ nhàng hơn.

Pa lăng

– Do nguyên lý hoạt động giống ròng rọc, vì vậy khi choàng dây cáp tời qua pa lăng sức kéo sẽ được tăng lên gấp 2 lần. Khi xe mắc lầy tời, trọng lượng xe sẽ tăng lên gấp 1,5 lần buộc tời phải hoạt động hết công suất để kéo xe ra, như vậy sẽ rất nhanh nóng mô tơ. Tuy nhiên, nếu kết hợp với pa lăng bạn sẽ có lực kéo tăng gấp đôi, do đó tời sẽ không phải hoạt đống hết mức vì thế sẽ kéo chiếc xe ra nhanh hơn và tuổi thọ của tời cũng sẽ được lâu hơn.

– Một ưu điểm nữa của pa lăng chính là bạn có thể chuyển hướng dây tời qua hướng thích hợp, thậm chí trong một vài tình huống xe trước mắc lầy thì xe đi sau vẫn có thể tời xe đi trước tiếp tục tiến về trước.

  • Đội thước HiLift:

– Đội thước HiLift là sản phẩm được dùng để nâng bánh xe lên khỏi mặt đất, thông thường các loại đội thông thường chỉ nâng bánh xe lên khoảng 10cm cách mặt đất, thì HiLift lại có thể nâng bánh xe lên đến 80cm, thậm chí 1,2m khi xe mắc lầy. HiLift còn được sử dụng như một loại tời tay  trong trường hợp bạn không có tời điện hay tời điện bị hỏng.

Đội thước HiLift cho xe ô tô địa hình

– Đội thước HiLift tuy rất hữu dụng nhưng đòi hỏi người chơi phải có kinh nghiệm, thao tác thành thục. Khi đội xe bằng cây HiLift bạn phải chèn cho thật kỹ tránh để bánh xe bị trôi dẫn đến hậu quả là sập cây HiLift sẽ rất nguy hiểm cho người đang thao tác dưới gầm xe.

– Bên cạnh cây HiLift còn có HiLift Base là vật dụng không thể thiết đi kèm, dùng để đệm cây HiLift không bị lún. Để cây HiLift luôn sẵn sàng phục vụ bạn cần bảo dưỡng thường xuyên, việc bảo dưỡng cũng hết sức đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch bùn đất, để nơi khô ráo và xịt phụ gia chống sét là đủ.

>>> Tham khảo một số mẫu xe địa hình nhập khẩu.

Đồng hồ đo áp suất lốp, bơm hơi, bộ vá xe

– Để bánh xe đủ độ bám khi đi offroad, lốp xe cần phải hạ xuống còn 40% – 60% so với bánh xe tiêu chuẩn. Đồng hồ đo áp suất lốp sẽ giúp bạn cân chỉnh 4 bánh cùng một áp suất tối ưu giúp xe của bạn chạy tốt hơn trên mọi loại địa hình. Tuy nhiên khi đã quay lại đường có bề mặt bằng phẳng phải bạn cần bơm đủ áp suất quy định để bảo vệ lốp xe vì vậy bơm hơi trở thành loại vật dụng không thể thiếu lúc này. 

Dụng cụ cứu hộ cho xe ô tô địa hình

– Trong một đoạn hành trình dài, chắc hẳn những sự cố như xì bánh xe hay bánh xe bị thủng là điều không thể tránh khỏi. Do đó, bạn nên trang bị cho mình cột bộ vá xe và bơm hơi, chỉ cần 10 phút cùng một chút sức lực là chiếc xe của bạn đã có thể tiếp tục lăn bánh rồi. Bánh xe dự phòng chỉ nên dùng trong trường hợp bánh xe bị thủng quá lớn hoặc nổ lốp.

Việc gì cũng vậy, nếu có sự chuẩn bị kỹ càng, đầy đủ đều sẽ giúp bạn xử lý được các tình huống một cách chủ động và nhanh nhất có thể. Trên đây chỉ là một số loại dụng cụ cứu hộ tối thiểu cần trang bị cho chiếc xe ô tô địa hình của bạn để chuyến offroad trở nên an toàn hơn. Hy vọng với bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm chút ít kinh nghiệm để vượt qua chuyến offroad.

Post Author: admin